ĐỘ pH CỦA DA – TỪ HIỂU “MẬP MỜ” ĐẾN HIỂU MỘT CÁCH KHOA HỌC

Đăng bởi Phạm Nguyễn Kim Duyên vào lúc 18.03.2022

Độ pH (potential of hydrogen) là nồng độ của ion H+ trong một dung dịch , hiểu đơn giản rằng pH là một thang dùng để đánh giá độ Axit hoặc Bazơ (kiềm) của một dung dịch nào đó.

Độ pH được biểu thị bằng thang thường dùng có giá trị từ 1 – 14, với 7 là trung tính, thấp hơn là tính axit và cao hơn là tính kiềm. Tất cả các sinh vật sống đều phụ thuộc vào mức độ pH thích hợp để duy trì sự sống. Tất cả mọi người và động vật đều dựa vào cơ chế nội bộ để duy trì 1 nồng độ pH nhất định.

Độ pH của da là một trong các yếu tố cơ bản và thiết yếu của hàng rào bảo vệ da (độ pH, nhân tố giữ ẩm tự nhiên, lipid, hệ vi sinh vật và tế bào sừng).

Mức độ pH tối ưu cho da là bao nhiêu?

Độ pH lý tưởng cho da nằm trong khoảng 4,5 đến 5,9.

Độ pH có tác động rất lớn đến chức năng hàng rào bảo vệ da, duy trì độ ẩm và môi trường vi sinh vật của da. Nếu độ pH trên da quá kiềm thì lớp lipid của da sẽ bị tổn thương, dẫn đến khô và kích ứng. Giữ độ pH ở mức lý tưởng ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn, sự xâm hại các tác nhân từ môi trường, giữ nước và lưu trữ các chất dinh dưỡng, khoáng chất, giúp da khỏe mạnh.

Tại sao độ pH lý tưởng của da có tính axit nhẹ?

Theo sinh lý con người, độ pH của da có tính axit nhẹ là tối ưu cho quá trình thoái biến và tăng sinh tế bào, hydrat hóa và chức năng hàng rào bảo vệ da. Da được bảo vệ bởi lớp phủ axit, một lớp màng mỏng trên bề mặt bao gồm các acid béo từ các tuyến dầu, các thành phần trong nhân tố giữ ẩm và mồ hôi đóng vai trò như một rào cản. Sự phá vỡ hàng rào này khiến da dễ bị các tình trạng viêm nhiễm, mất nước và tăng tốc lão hóa. Độ pH da có tính axit nhẹ giúp giữ cho làn da cân bằng, khỏe mạnh và rạng rỡ.

Lớp phủ axit (Skin's Acid Mantle) là gì?

Da có một lớp màng bảo vệ trên bề mặt, được gọi là lớp phủ axit. Lớp phủ axit đóng một vai trò quan trọng bằng cách làm việc với các thành phần tự nhiên cho da như các nhân tố giữ ẩm, ceramides, cholesterol, enzym, mồ hôi và thậm chí là dầu của chính da chúng ta để bảo vệ bề mặt da và các lớp dưới khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của da?

- Yếu tố ngoại sinh

Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, bụi bẩn và ô nhiễm từ môi trường góp phần gây ảnh hưởng độ PH sinh lý trên da. Lúc này, da sẽ trở nên dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường, các gốc tự do và vi khuẩn hơn.

+ Da tiếp xúc với hóa chất

Những chất nhũ hóa ẩn trong các sản phẩm tẩy rửa có thể làm mất các loại dầu tự nhiên có tác dụng bảo vệ da, khiến độ pH của da dễ bị tác động hơn bởi các tác nhân trong môi trường. Một số chất tẩy rửa và chất tạo bọt có chứa sodium lauryl sulfate, một chất có tính kiềm cũng có thể khiến da mất cân bằng pH. Các chất tác động trên vi khuẩn như triclosan và triclocarban trong một số sản phẩm tẩy rửa cũng có thể khiến da mất cân bằng pH. Những chất này có tính năng diệt khuẩn nên có thể tấn công các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng độ pH trên da cùng các hại khuẩn.

+ Chế độ ăn uống không lành mạnh: Dẫn rối loạn bài tiết chất bã nhờn, nhân tố giữ ẩm, làm ảnh hưởng pH da.

+ Lạm dụng các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn da như peel, lăn kim, phi kim, lột tẩy.

- Yếu tố nội sinh

Thay đổi hormone trong cơ thể: Hormone trong cơ thể cũng có thể là tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến mức pH của làn da. Sự biến động của các hormone giới tính như androgen, estrogen và progesterone sẽ khiến da sản xuất nhiều dầu thừa và bị mất đi độ pH tối ưu.

Qua bài viết này, hy vọng Lá đã giúp bạn hiểu rõ và đúng hơn về độ pH cũng như tầm quan trọng của việc cân bằng độ pH cho da.

Để hiểu rõ tình trạng và các vấn đề da đang mắc phải, Lá mời bạn đến 2 cửa hàng tại 88 Mạc Thị Bưởi (Q1) và Crescent Mall (Q7) để sử dụng dịch vụ SOI DA miễn phí!

Bạn đang xem: ĐỘ pH CỦA DA – TỪ HIỂU “MẬP MỜ” ĐẾN HIỂU MỘT CÁCH KHOA HỌC
Bài trước Bài sau
popup

Quantity:

Total:

article