-
- Total payment:
MỤN – HIỂU NGUYÊN NHÂN, NẮM CƠ CHẾ ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Đăng bởi Phạm Nguyễn Kim Duyên vào lúc 18.02.2022
Mụn là vấn đề da chị em nào cũng gặp phải kể cả ở độ tuổi dậy thì hay độ tuổi trưởng thành. Da thường xuyên bị mụn tái đi tái lại rất nhanh, viêm trên diện rộng, da dễ thâm hơn và để lại sẹo; đặc biệt da dễ bị kích ứng hơn sau khi điều trị mụn. Chúng ta đang loay hoay với nhiều phương pháp điều trị mụn hiện nay và thực sự chưa có một phương pháp nào giải quyết tình trạng mụn hoàn hảo như mong muốn.
Để cải thiện triệt để tình trạng mụn với các tiêu chí: Không tái phát mụn - Không tái phát viêm - Không kích ứng - Không thâm - Không sẹo, bạn phải nắm được kiến thức về mụn trong biết viết sau đây nhé!
Khái niệm
- Mụn là một rối loạn cấp tính xảy ra trên da, là hiện tượng viêm hệ thống nang lông và được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau.
- Độ tuổi khởi phát mụn: 10 – 17 (nữ); 14 – 19 (Nam); trên 25 tuổi (do một số rối loạn).
Nguyên nhân gây mụn
Nguyên nhân bên ngoài
- Ô nhiễm môi trường: khói xe, bụi bẩn trong không khí và đặc biệt là bụi mịn là tác nhân phổ biến nhất gây nên mụn trên da.
- Tác hại từ các tia bức xạ: tia UV, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử,…
- Chưa chăm sóc da đúng cách: dùng mỹ phẩm sai kết cấu, sai thời điểm; sử dụng sản phẩm vệ sinh da không phù hợp, lạm dụng các chất lột tẩy,…
- Nhiễm độc tố: sử dụng những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc chứa các thành phần độc hại,…
- Vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng xâm nhập lên da.
Nguyên nhân bên trong
- Da dầu bít tắc lỗ chân lông: là sự kết hợp của 4 yếu tố (tăng tiết bã nhờn + sừng hoá cổ nang lông + vi khuẩn phát triển + viêm).
- Da dầu thứ phát, thiếu nước từ bên trong nội bào, bề mặt da khô, làm cho tuyến bã nhờn tiết dầu nhiều hơn, gây phì đại tuyến dầu, tăng tiết dầu trên da.
- Rối loạn hệ vi sinh trên da: vi khuẩn có hại phát triển mất cân bằng hệ vi sinh, tạo cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào da.
- Sự tác động của hormone: do dậy thì, thay đổi nội tiết tố, stress.
- Do chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt không khoa học: ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đường.
Cơ chế hình thành mụn
– Khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, tiết ra nhiều dầu thừa, cùng với tế bào chết bám trên da lâu ngày và bụi bẩn từ môi trường làm cho bã nhờn đó không thể thoát ra được. Từ đó, làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn và gây nên mụn, loại mụn này được gọi là mụn không viêm (mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn,…).
– Tuy nhiên, lỗ chân lông bị bít tắt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn kị khí P.Acnes xuất hiện và tấn công. Bã nhờn chính là “mồi ngon” giúp nuôi dưỡng và sản sinh P.Acnes; cổ nang lông là không gian lý tưởng cho chúng sinh sống và phát triển.
– Khi da phát hiện vi khuẩn P.acnes tấn công, với cơ chế tự bảo vệ của da, các bạch cầu sẽ kéo đến “đánh lại” các yếu tố xâm hại để bảo vệ da. Kết quả của “trận chiến không khoan nhượng” này là các vết u sưng nóng đỏ, đau, tuỳ theo các cấp độ phản ứng viêm của từng cơ thể.
Điều này cho thấy rằng, để ngăn ngừa cũng như xử lý mụn, việc đầu tiên và bắt buộc chính là bạn phải nắm rõ loại mụn là mụn viêm hay không viêm để có thể lựa chọn sản phẩm điều trị thích hợp.
Với những thông tin trên, Lá hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị mụn. Và đừng quên đến ngay cửa hàng #88Mạc_Thị_Bưởi (Q1) - #Crescent_Mall (Q7) của Lá SOI DA MIỄN PHÍ để biết được cấp độ mụn của làn da bạn nhé!